Khởi phát từ thập niên 1950, ngành công nghiệp trang sức Hong Kong dần tạo dấu ấn, khả năng cạnh tranh với các thương hiệu lớn thế giới.
Theo Asean-Hkjja, ngành trang sức Hong Kong bắt đầu từ những năm 1950 nhưng thô sơ, nhỏ lẻ, không đặc biệt. Đến thập niên 1970, đồ trang sức đa phần được sản xuất ở các xưởng quy mô nhỏ, chỉ khoảng 10-20 nhân công, chủ yếu sản xuất thiết bị gốc (OEM) và nhắm đến khách địa phương.
Nhờ sự hỗ trợ của Hội đồng Phát triển Thương mại Hong Kong (HKTDC) và Hiệp hội nhà sản xuất đồ trang sức, ngọc bích Hong Kong (HKJJA), các xưởng kim hoàn dần quảng bá ra toàn cầu. Đồng thời tham gia loạt triển lãm trang sức quốc tế, xem đó là bàn đạp đến thị trường Đông Nam Á lẫn châu Âu.
Các sản phẩm thủ công tinh xảo từ Hong Kong được giới mộ điệu quốc tế đánh giá cao, quy mô kinh doanh từng bước mở rộng. Cuối những năm 1970, các nhà kim hoàn đẩy mạnh xuất khẩu trang sức và phát triển mạnh ở các thập niên tiếp theo.
Cuối những năm 1980, ngành công nghiệp kim hoàn đạt đến độ chín muồi. Theo Asean-Hkjja, thập niên 1990, Hong Kong là một trong ba “ông lớn” xuất khẩu đồ trang sức của thế giới. Nhiều nhà kim hoàn chuyển từ sản xuất gốc (OEM) sang nhà sản xuất thiết kế gốc (ODM), trong khi một số thương hiệu gốc (OBM) nổi lên.
Cũng từ đây, ngành công nghiệp trang sức Hong Kong bắt đầu hành trình thiết kế và xây dựng thương hiệu, hội nhập thành công vào thị trường quốc tế.
Trang sức từ Hong Kong chủ yếu thực hiện thủ công, tỉ mỉ ở khâu chế tác và lắp ráp đá quý. Năm 2017, công ty địa phương chuyên sáng tạo đã kết hợp với tổ chức trang sức nghiên cứu và phát triển công nghệ đánh dấu nano, cấp bằng sáng chế cho kim cương.
Theo đó, những viên kim cương được khăc một dấu kích nano và một số sê-ri duy nhất để theo dõi lịch sử của nó mà không ảnh hưởng đến 4C, vẻ đẹp và giá trị. Asean-Hkjja cho rằng công nghệ này mang tính cách mạng, nâng cao niềm tin người tiêu dùng vào tính xác thực của kim cương và đặt tiêu chuẩn cao cho ngành.
Cũng từ 2017, Hong Kong (Trung Quốc) vượt New York (Mỹ) trở thành trung tâm đấu giá đồ trang sức lớn thứ hai thế giới, sau Geneva (Thụy Sĩ). Theo Yu Wenhao – đứng đầu bộ phận sưu tập trang sức và uy tín Poly Auction Hong Kong, nhiều người coi trang sức cao cấp là khoản đầu tư, tương tự bất động sản, cổ phiếu, nhất là giữa bối cảnh thế giới biến động.
Ngành công nghiệp trang sức Hong Kong được đánh giá linh hoạt khi đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, đa dạng mức giá, từ trung bình đến cao. Danh mục phổ biến nhất là trang sức bằng đá quý, kim cương chế tác với vàng 14K hoặc 18K, vàng trắng, vàng.
Các nhà sản xuất Hong Kong liên tục ra mắt trang sức đính những viên đá nhỏ, đậm chất thời trang đương đại. Kỹ năng thiết kế, nhất là đá quý, của họ có khả năng cạnh tranh với các nhà sản xuất châu Âu.
Meez Jewelry – thương hiệu trang sức từ Hong Kong – ra mắt giới mộ điệu Việt từ bốn năm trước, chủ trương cung cấp những món đồ cao cấp, tinh xảo.
Nguồn vnexpress